Tại sao nói thái độ hơn trình độ?

Thái độ hơn trình độ là cách mà xã hội ngày nay vận hành. Trong quá trình tuyển dụng nhân viên, quá trình sàng lọc cũng thông qua rất nhiều bài kiểm tra thái độ.  Vậy tại sao thái độ lại quan trọng?

Thái độ hơn trình độ là do đâu?

Thái độ hơn trình độ
Vì sao nói thái độ hơn trình độ?

Người ta vẫn thường nói, trình độ có thể đào tạo, trau dồi qua năm tháng; thái độ thì không như thế. Thái độ được thể hiện qua những phẩm chất, cách cư xử mà không phải ai cũng giống nhau.

Vì vậy, trình độ được ví như phần ngọn; còn thái độ nằm ở nhân cách, đạo đức, cách cư xử của một người. Điều này bị ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường sống, chiếc nôi giáo dục, tư duy, nhận thức, …

Trở thành một người tốt khó hơn trở thành một người giỏi nên thái độ sống được trân quý và đánh giá là quan trọng hơn. Ép buộc, mài dũa một người trở nên giỏi giang là điều có thể; ngược lại, việc giúp một người trở thành người tốt thì không dễ trong một sớm một chiều. Vì vậy, nếu một người có nền tảng chuyên môn vững vàng nhưng khiếm khuyết về nhân cách thì cũng rất khó để họ vững vàng mà tiến xa hơn được.

Vậy làm thế nào để có thái độ tốt, biết mình đang ở đâu và hiểu được bản thân? Phải luôn luôn tự nhìn nhận lại bản thân mình. Dám nhìn nhận, dám thay đổi và trả giá; từ đó con người mới có thể vững vàng, tự tin sải bước trên chính đôi chân của mình.

Sự thăng tiến là ví dụ cho thái độ hơn trình độ

Thái độ hơn trình độ
Sự thăng tiến là một trong những ví dụ cho thấy vì sao “Thái độ hơn trình độ”

Đã có rất nhiều người suốt đời chỉ giậm chân tại chỗ vì thái độ tự mãn vào kiến thức, học vấn và kinh nghiệm của bản thân. Số khác họ chọn nhìn nhận, dấn thân và cố gắng. Và kết quả họ luôn là người tiến xa và có những thành tựu đáng tự hào.

Khi đánh giá nhân sự, các chuyên gia nhận định rằng: kiến thức chỉ chiếm 4%, kỹ năng khoảng 26%, và có đến 70% thuộc về thái độ. Vì vậy, khi một người ở vị trí cao chúng ta có thể thấy rõ về sự khác biệt về thái độ, cách cư xử, kỹ năng, kiến thức của họ so với lao động ở vị trí thấp hơn.

Bạn có thể làm việc ở những vị trí thấp khi chưa có kinh nghiệm hay mới bước chân vào xã hội, nhưng đừng giữ mãi vị trí này trong một thời gian dài. Tại sao bản thân chưa được tăng lương, chưa đạt được thăng tiến như mong muốn? Phải nhìn sâu vào bản thân từ đó có những quyết định tốt hơn cho cuộc sống.

Thái độ hơn trình độ thay đổi cuộc sống thế nào?

Thái độ hơn trình độ
Thái độ hơn trình độ thay đổi cuộc sống như thế nào?

Cuộc sống của một người sẽ hoàn toàn thay đổi khi họ dùng thái độ tốt đối mặt với khó khăn. Biết lắng nghe, cảm thông, nhận lời khuyên, nhìn nhận vấn đề để từ đó cố gắng, … chính là chìa khóa quyết định thành bại của một người. Trình độ cao đi đôi với nhận thức cũng sẽ giúp bước đi vững chãi; nhưng song song với đó sự kiêu căng, tự mãn không được phép xuất hiện.

Ngược lại, khi than vãn, chỉ biết đến lợi ích cá nhân bạn sẽ mãi mãi nhìn cuộc sống này với bầu trời tiêu cực. Đừng chỉ chăm chăm vào quyền lợi bản thân khi đạt được chút thành tựu; đừng tự đẩy cơ hội trưởng thành và thăng tiến của bản thân thêm xa.

Hiểu rõ bản thân, nhìn nhận và không ngừng cố gắng sẽ giúp bạn thay đổi nguồn năng lượng. Tích cực và lạc quan, vững bước tiến về phía trái ngọt.

Làm thế nào để có thái độ tốt hơn?

Thái độ hơn trình độ
Vậy, làm thế nào để có một thái độ hơn trình độ?

Luôn biết ơn

Thái độ hơn trình độ
Luôn biết ơn là một trong những phẩm chất giúp bạn có được một “Thái độ hơn trình độ”

Cuộc sống hiện đại vốn đã quá vội vã, mọi người vội vàng trong cách sống, vội vàng cảm ơn nhau. Nhưng biết ơn thì khác; mỗi ngày đều biết ơn những gì bản thân có ở hiện tại cũng giúp thái độ bạn nhìn cuộc sống bằng con mắt khác hơn.

Hỏi thử mấy ai chịu nhận phần thiệt để bớt chút thời gian giúp đỡ bạn, phải trân trọng và biết ơn những người đã luôn sẵn sàng lắng nghe, “chìa tay” giúp đỡ. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra cuộc sống xung quanh mình đang thay đổi. 

Đạo đức và nhân cách của một người luôn biết ơn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống sẽ không có chỗ cho thói tự cao, khinh thường người khác. Hãy nhìn nhận lại, xem liệu hôm nay bạn có biết ơn bữa cơm của mẹ, lời nhắc nhở của đồng nghiệp, … hay không nhé?

Khiêm tốn và tôn trọng người khác

Thái độ hơn trình độ
Khiêm tốn và tôn trọng người khác cũng là yếu tố quyết định “Thái độ hơn trình độ”

Khiêm tốn cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ. Chẳng ai thích một người thích khoe khoang, chẳng ai muốn chia sẻ với một người luôn tự cho mình là đúng cả. Nếu một ai đó chia sẻ với bạn, chứng tỏ bạn là một người quan trọng với họ; hãy lắng nghe một cách chân thành. Chỉ bấy nhiêu là đủ để mối quan hệ này bền vững.

Thái độ của con người còn được đánh giá qua việc “kính già yêu trẻ”; vì trẻ con và người già cần được bảo vệ và chăm sóc. Vì vậy, khi đứng trước họ nhưng cách cư xử kém hòa nhã, không tôn trọng thì rất khó để bạn có thể tôn trọng, chân thành đối xử với bất kỳ ai. Luôn luôn dùng lời nói, thái độ đúng mực với những người xung quanh; ái ngữ và sự chân thành luôn luôn là cầu nối cho các mối quan hệ.

Có trách nhiệm

Thái độ hơn trình độ
Có trách nhiệm là một yếu tố quan trọng quyết định “Thái độ hơn trình độ” ở điểm nào.

Mức công sức bạn bỏ ra cho “trách nhiệm” của mình bao nhiêu; bạn sẽ nhận về bấy nhiêu. Đừng dùng thái độ đối phó để giải quyết bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống. 

Luôn nhớ rằng, gieo nhân ngọt sẽ gặt được quả ngọt. Nhưng nhỡ quả không ngọt thì sao? Cũng đừng trách móc hay oán than điều gì, bạn cũng đã hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ của bản thân. Luôn dùng trái tim ấm áp nhất để sưởi ấm cuộc đời bạn nhé.

Tích cực trong suy nghĩ

Thái độ hơn trình độ
Tư duy tích cực sẽ giúp bạn bước đến thành công “Thái độ hơn trình độ” một cách nhanh chóng hơn

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, vạn sự suôn sẻ. Vì vậy những người có tư duy tích cực, biết học cách nhìn nhận, sửa sai, vực dậy bản thân sau mỗi lần vấp ngã mới chính là những chiến binh có sức bền tốt nhất. Tích cực trong suy nghĩ sẽ giúp bạn không chìm quá sâu trong sự bất lực, thất bại. 

Đây chỉ là những bài kiểm tra của cuộc đời thôi, người tích cực luôn tìm thấy những tia sáng trong đêm tối. Ngược lại, yếu đuối và than vãn lại lựa chọn cách không cho ánh sáng của cuộc đời xuất hiện. 

Tính kỷ luật

thái độ hơn trình độ
Tính kỷ luật vừa là thước đo “thái độ hơn trình độ” vừa là thước đo hạnh phúc cho cuộc đời bạn

Bên cạnh những yếu tố trên thì tính kỷ luật sẽ là thước đo hạnh phúc cho cuộc đời của bạn.

Kỷ luật giúp bản thân có nhận thức tốt về việc cam kết thời gian. Hạn chế những sai phạm trong công việc cũng như tạo ra môi trường tốt nhất để làm việc và sinh hoạt. Phát huy tốt nhất khả năng và miền sáng tạo. Nhất quán từ suy nghĩ đến hành động. Giúp cá nhân tự chủ hơn trong cuộc sống.

Ham học hỏi

Thái độ hơn trình độ
Ham học hỏi, luôn cố gắng không ngừng hoàn thiện bản thân là một bước tiến lớn dẫn đến “Thái độ hơn trình độ”

Thái độ hơn trình độ còn thể hiện ở việc cá nhân có ham học hỏi hay không. Luôn tò mò và biết đặt câu hỏi sẽ giúp bản thân gỡ rối được nhiều vướng mắc và có câu trả lời tốt hơn.

Tuy nhiên, ham học hỏi khác với việc tỏ ra muốn học hỏi với thái độ nịnh nọt. 

Người đơn thuần ham học hỏi kết quả sẽ nhận được câu trả lời, bài học mình muốn có; từ đó tiến xa hơn trong nhận thức và cách sống, làm việc. Người cố tỏ ra bản thân ham học hỏi sẽ nhận lại được sự sáo rỗng. Hãy luôn chân thành với chính cảm xúc của bản thân và với người khác. 

Đặc biệt, nếu bạn là một nhân viên kinh doanh bất động sản, mỗi một sản phẩm bán ra có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Song song với thái độ tốt bạn cần phải hiểu rõ tâm lý khách hàng. Việc này không thể thay đổi trong một sớm một chiều, hãy thử đặt mình vào vị trí của họ xem họ cần gì. Dùng sự chân thành bán hàng, bạn sẽ nhận được nhiều hơn niềm vui khi giao dịch thành công.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dũng cảm nhìn nhận lại bản thân và có thái độ tốt hơn với chính bản thân và cuộc sống này. Đã sống, hãy sống với một thái độ tốt để có cuộc đời trọn vẹn. Sống thật với cảm xúc, luôn biết ơn và lan tỏa năng lượng tuyệt vời này đến với mọi người; bạn sẽ nhận lại được thật nhiều trái ngọt đấy.