NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 1: BAY MỘT MÌNH Ở MỘT TẦM CAO
Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác hoặc bay một mình và chúng lại chọn bay ở một độ cao rất lớn, không bay chung với chim sẻ, kền kền, quạ. Không chen lẫn vào “đường bay” của các loài chim hay gia cầm khác như ngỗng, vịt trời. Tuyệt đối tránh bay chung với các loài chim nhỏ hơn.
Trong kinh doanh nếu bạn muốn bay cao như đại bàng thì đừng bao giờ bay như đàn vịt. Muốn trở thành người dẫn đầu làm chủ thị trường thì ĐỪNG cạnh tranh trong một thị trường đã tồn tại. HÃY tạo ra một thị trường không có sự cạnh tranh
- NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 2: TẬP TRUNG CAO ĐỘ VÀO CON MỒI DÙ KHOẢNG CÁCH RẤT XA
- NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 3: THAY ĐỔI ĐỂ MẠNH HƠN.
- NGUYÊN TẮC 5: KHÔNG BAO GIỜ ĂN NHỮNG THỨ ĐÃ CHẾT.
- NGUYÊN TẮC 6: CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG CHO VIỆC LÀM TỔ, ĐẺ TRỨNG VÀ DẠY CHO CON NON TẬP BAY.
- NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 7: LUÔN KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐẶT NIỀM TIN VÀO CON KHÁC.
NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 2: TẬP TRUNG CAO ĐỘ VÀO CON MỒI DÙ KHOẢNG CÁCH RẤT XA
Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa. Đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.
Không có gì có thể cản trở được Đại Bàng theo đuổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được. Trong kinh doanh, có một tầm nhìn để dẫn dắt đội ngũ và tập trung cao độ thì sẽ không có vấn đề gì cản được bạn thành công.
NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 3: THAY ĐỔI ĐỂ MẠNH HƠN.
Đại Bàng cũng rất biết cách để chuẩn bị cho tuổi già. Khi chúng trở nên già nua không còn nhanh nhẹn như trước, bộ lông của chúng trở nên yếu và nó có cảm giác sắp chết thì Đại Bàng sẽ tìm đến một một nơi sâu trong hang đá. Tại đây, nó sẽ tự nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi bộ lông rụng sạch hoàn toàn. Nó ở lại trong hang để ẩn náu cho đến khi cơ thể phát triển mới lông, sau đó nó mới ra khỏi hang và trở lại cuộc sống.
Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường, để trải qua giai đoạn thay đổi khó khăn. Đôi khi chúng ta cần rũ bỏ con người cũ, thói quen cũ để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa.
NGUYÊN TẮC 4: YÊU THÍCH CÁC CƠN BÃO.
Đại Bàng thích các cơn bão – nó được xem là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão, bởi khi những đám mây xám xịt kéo đến cùng mưa gió thì đó là lúc Đại Bàng trở nên vui mừng. Gió và bão cho phép nó có một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của chính mình, vượt lên trên cả những đám mây. Trong khi đó, các loài chim khác lại tìm cách ẩn trú trong các vách đá, cành và những hốc cây.
Không có bão tố thì không phải là kinh doanh. Liệu chúng ta có biết tận dụng thế mạnh để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão thành thành quả cho chúng ta.
NGUYÊN TẮC 5: KHÔNG BAO GIỜ ĂN NHỮNG THỨ ĐÃ CHẾT.
Không bao giờ tập trung vào những thị trường đã chết hoặc sắp chết, những chiến lược kinh doanh không đem lại kết quả, luôn học hỏi và đổi mới nâng cấp bản thân, cải tiến chất lượng sản phẩm. Điều này còn có nghĩa rằng phải luôn làm mới bản thân, thay đổi và sẵn sàng loại bỏ những nhân sự yếu kém ra khỏi đội nhóm để không tạo ra sự trì trệ.
NGUYÊN TẮC 6: CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG CHO VIỆC LÀM TỔ, ĐẺ TRỨNG VÀ DẠY CHO CON NON TẬP BAY.
Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và con cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ. Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại trước khi hoàn thành cái tổ. Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa. Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.
Trong kinh doanh muốn thành công bạn cần phải học cách dạy lại cho người khác, giúp đỡ những thành viên khác để họ phát huy hết khả năng, tạo ra quy trình để công ty làm việc không cần bạn, đây được gọi là quá trình nhân bản hóa, tự động hóa.
NGUYÊN TẮC ĐẠI BÀNG 7: LUÔN KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐẶT NIỀM TIN VÀO CON KHÁC.
Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác!
Trong kinh doanh luôn chủ động phân tích kỹ lưỡng các con số, luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào đối tác, cộng sự, đây là việc vô cùng quan trọng để đảm bảo chọn đúng người đồng hành và cam kết.
Sưu tầm
Bài viết liên quan
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI GẶP KHÁCH HÀNG
Thấu hiểu khách hàng – Kỹ năng sale cơ bản nhất
3 quy tắc dẫn lối tới thành công, muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, phải biết kiên trì
Chăm sóc khách hàng có ý nghĩa to lớn gì đối với sự vận hành của doanh nghiệp?
Tại sao nói thái độ hơn trình độ?
Hiểu tâm lý khách hàng, dễ hay khó?