{Theo Dangcongsan.vn} Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh (GTVT) mới báo cáo đến Bộ GTVT về tình hình triển khai dự án đường Vành đai 3 TP. HCM đi qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo, đơn vị đã tổ chức thẩm định của cơ quan chuyên môn làm cơ sở chủ đầu tư phê duyệt 4 gói thầu, gồm: Gói thầu XL03 (thành phố Thủ Đức), gói thầu XL06 (huyện Củ Chi), gói thầu XL08 (huyện Hóc Môn), gói thầu XL09 (huyện Bình Chánh).
Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh đang phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán 4 gói thầu xây lắp tiếp theo, gồm: Gói thầu XL02, XL04 (thành phố Thủ Đức), gói thầu XL07 (huyện Hóc Môn), gói thầu XL10 (huyện Bình Chánh). Dự kiến hoàn thành công tác thẩm định trong tháng 9.
Các gói thầu chính còn lại (2/14 gói) dự kiến hoàn thành công tác thẩm định trong tháng 10; các gói thầu phụ trợ (4/14 gói) triển khai trong năm 2024 theo tiến độ thi công các gói thầu chính.
Thông tin về quá trình thi công xây dựng công trình, Sở GTVT cho biết, UBND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ khởi công dự án ngày 18/6/2023 và triển khai thi công các gói thầu XL03, XL06, XL8 và XL9. Các gói thầu còn lại sẽ khởi công theo tiến độ thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự kiến khởi công hết các gói thầu xây lắp chính trong năm 2023.
Công tác triển khai thi công đang được các nhà thầu tập trung nhân sự, thiết bị, vật liệu, đang triển khai thi công các hạng mục phụ trợ (văn phòng điều hành, đường công vụ, vét hữu cơ…) và các hạng mục thử (cọc, xử lý đất yếu).
Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án thành phần 2, UBND TP. Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh cũng đã phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
Hiện nay, Ban Bồi thường GPMB các địa phương đang tiến hành chi trả tiền hỗ trợ, GPMB cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Đến ngày 30/8 đã chi trả cho 1.136 trường hợp, với diện tích mặt bằng đồng ý bàn giao là 378,5 ha/410,439 ha (đạt 92,22%).
Về đảm bảo nguồn vật liệu cung cấp cho dự án, theo Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Đất đắp nền đường khoảng 1,6 triệu mét khối; cát đắp nền đường khoảng 7,2 triệu mét khối; cát xây dựng khoảng 1,5 triệu mét khối; đá xây dựng các loại khoảng 4,4 triệu mét khối.
“Thành phố đã thành lập tổ công tác rà soát, điều phối nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án; các đơn vị đã phối hợp tổ chức khảo sát thực tế tại các địa phương. Đối với các gói thầu đã triển khai thi công, hiện nay các nhà thầu đang chủ động rà soát, bổ sung thêm các nguồn cát để đáp ứng theo tiến độ thi công”, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh thông tin.
Thống kê của Sở GTVT cho hay, năm 2022, dự án thành phần 1 giải ngân 30/35 tỷ (đạt tỷ lệ 85,7%). Dự án thành phần 2 giải ngân 85/85 tỷ (đạt tỷ lệ 100%).
Đến hết ngày 30/8/2023, dự án thành phần 1 giải ngân 1.477/7.600 tỷ (đạt tỷ lệ 19,4%). Dự án thành phần 2 giải ngân 9.504/18.000 tỷ (đạt tỷ lệ 52,8%).
Cũng theo Sở GTVT, hiện nay, các dự án không gặp khó khăn, vướng mắc, bao gồm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của cơ quan Trung ương.
Liên quan tới vật liệu xây dựng, Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền, chủ trì, làm việc với UBND các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và Đồng Tháp để điều phối, thực hiện cam kết khối lượng cụ thể tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn các tỉnh phục vụ dự án đường Vành đai 3 TP. HCM.
Về đầu tư đồng bộ giữa các dự án liên quan, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ GTVT hỗ trợ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh hướng dẫn về công nghệ, giải pháp thiết kế hệ thống ITS, ETC và trạm cân tải trọng xe tự động để đảm bảo khai thác đồng bộ trên toàn tuyến đường Vành đai 3 TP. HCM, phát huy hiệu quả đầu tư.
Cũng theo kiến nghị của Sở GTVT, Bộ GTVT sớm triển khai mở rộng dự án thành phần 1A (xây dựng bổ sung cầu Nhơn Trạch 2) của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch (thuộc dự án đường Vành đai 3 TP. HCM) giai đoạn 1, bảo đảm khai thác đồng bộ với toàn tuyến vành đai 3 giai đoạn phân kỳ. Đồng thời, Bộ GTVT cần chỉ đạo Ban QLDA Mỹ Thuận rà soát, điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật đường cao tốc của dự án thành phần 1A thuộc dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1, bảo đảm khai thác đồng bộ với toàn dự án Vành đai 3 TP. HCM (giai đoạn phân kỳ).
Bên cạnh đó, về đầu tư bổ sung các hạng mục để phát huy hiệu quả dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, Sở GTVT kiến nghị cấp thẩm quyền thống nhất với đề xuất đầu tư bổ sung một số hạng mục, như: Đầu tư bổ sung một số hạng mục đảm bảo khai thác đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn (15,3km) đồng thời với dự án đường Vành đai 3; đầu tư đường song hành trên tuyến; hoàn chỉnh nút giao Tân Vạn; đầu tư 2 cầu song hành cầu Bình Gởi và Kênh Thầy Thuốc,… Thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh sẽ rà soát và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận để triển khai thực hiện.
Dự kiến thời gian tới, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán các gói thầu còn lại của dự án thành phần 1; tổ chức thi công xây dựng công trình; hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng vào tháng 12/2023.
Thông tin dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 76,34km. Trong đó, đoạn tuyến qua địa phận TP. Hồ Chí Minh là 47,51km; tỉnh Đồng Nai là 11,26km; tỉnh Bình Dương là 10,76km; tỉnh Long An là 6,81km.
Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh có 2 dự án thành phần, gồm dự án thành phần 1 và dự án thành phần 2.
Dự án thành phần 1 xây dựng đường Vành đai 3 TP. HCM gồm 2 đoạn:
– Đoạn 1 qua địa phận thành phố Thủ Đức; điểm đầu tiếp giáp cầu Nhơn Trạch, điểm cuối tiếp giáp nút giao Tân Vạn; chiều dài khoảng 14,73km;
– Đoạn 2 đi qua địa phận các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh; điểm đầu tiếp giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối hết phạm vi cầu Kênh Thầy Thuốc; chiều dài khoảng 32,63km
– Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 22.411,38 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp, thiết bị là 18.446,28 tỷ đồng.
Dự án thành phần 2 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 18.975,44 tỷ đồng.
Hai dự án thành phần này sử dụng ngân sách Trung ương (50%) và ngân sách TP. Hồ Chí Minh (50%).
Dự án Vành đai 3 TP. HCM đưa vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển cho nền kinh tế trọng điểm phía nam nhờ lưu thông hàng hóa và vận chuyển thông suốt. Từ đó, cũng giúp cho bất động sản dọc tuyến gia tăng giá trị và thanh khoản. 1 trong những dự án mặt tiền Vành đai 3 TP. HCM, ngay nút giao kết nối cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, căn hộ MT EASTMARK CITY trung tâm TP Thủ Đức. Với giá bán và chính sách ưu đãi chưa từng có áp dụng đến hết 31.12.2023, tạo cơ hội thuận lợi cho khách hàng sở hữu dễ dàng.
Liên hệ xem 4 mẫu nhà tặng đầy đủ nội thất trên công trình
Hotline: 0912598058
Bài viết liên quan
Hợp long hai nhịp chính cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 TP.HCM
BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NHÀ MÔI GIỚI BĐS THÀNH CÔNG
Hoàn thành toàn bộ dự án vành đai 3 vào tháng 6-2026
Cầu Nhơn Trạch lớn nhất Vành đai 3 TP HCM vượt tiến độ bốn tháng
Nhiều dự báo giá chung cư tiếp tục tăng, người mua nhà đẩy nhanh tốc độ xuống tiền
Tranh thủ mua nhà đất vì sợ giá tăng