Nguyên tắc thiết lập kế hoạch, mục tiêu công việc/ mục tiêu – SMART
S – specific: Cụ thể, dễ hiểu
M – Measurable: Đo lường được
A – Attainable: Có thể đạt được
R – Relevant: Thực tế
T – Time – Bound: Thời gian hoàn thành
S: Mỗi mục đích đặt ra phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
Thông thường, người trẻ thường bắt đầu bằng những việc to lớn và khá mơ hồ. Ví dụ điển hình nhất chính là mục tiêu thành công, thành đạt. Khái niệm thành công rất rộng và khó xác định. Bởi như thế nào mới là thành công? Thay vì vậy, hãy đặt ra các mục đích cụ thể như: Doanh thu tháng này sẽ là 20 triệu, tháng sau là 40 triệu.
M: Phải đo lường được
Hãy quy đổi các mục tiêu của bạn thành những con số để dễ đo lường và theo dõi. Có thể phân công việc cần làm thành những hạn mục nhỏ. Từng bước thực hiện và kiểm soát vấn đề. Hãy hoàn thành tốt nhất công việc hôm nay. Nói không với dồn việc. Đó là cách tốt nhất để đo lường và đánh theo từng ngày, từng tháng/ quý.
A: Có thể đạt được
Hãy bắt đầu bằng những công việc vừa sức, phù hợp với khả năng của mình. Đặt mục tiêu cao để phấn đấu là tốt. Nhưng đừng để bị phản tác dụng. Vì mục đích lớn đồng nghĩa với việc bạn phải nỗ lực hơn người. Động lực có lúc sẽ hóa thành áp lực. Tốt nhất hãy đi lên từ từ, đừng đốt cháy giai đoạn.
R: Mỗi mục tiêu đều phải hướng đến mục đích chung
Đừng đề ra những mục tiêu riêng lẻ, rời rạc. Hãy xây dựng cho mình một kế hoạch đạt như những nấc thang. Từng bước, từng bước. Mỗi bậc chính là bệ đỡ cho bước tiếp theo.
VD: Để có thu nhập 20 triệu từ hoa hồng ta có chuỗi mục tiêu sau: 40 triệu doanh thu =<= Chốt 1 căn hộ giá 2 tỷ, MG 2% <= 5 khách đi dự án <= 8 khách gặp <= khai thác 40 khách mới <= 2000 cuộc sale phone + 1000 tin đăng + 10 CTV + khách cũ giới thiệu 5 + tiếp xúc lạnh 5….
T: Thời gian hoàn thành
Đừng cho mình quá nhiều thời gian. Hãy tự “thưởng” cho mình một chiếc deadline để phát huy hết khả năng của mình. Luôn ghi nhớ “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Phải nỗ lực hết sức để hoàn thành kế hoạch đã định. Vì thế, phải tổng kết, đánh giá kế hoạch một ngày/ tuần/ tháng của mình để dễ dàng bám sát mục tiêu.
Vậy bạn đã thật sự biết cách làm chủ những định hướng cuộc đời mình? Hãy chia sẻ ngay với Happyland những câu chuyện của mình nhé!
Bài viết liên quan
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI GẶP KHÁCH HÀNG
Thấu hiểu khách hàng – Kỹ năng sale cơ bản nhất
3 quy tắc dẫn lối tới thành công, muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, phải biết kiên trì
Chăm sóc khách hàng có ý nghĩa to lớn gì đối với sự vận hành của doanh nghiệp?
Tại sao nói thái độ hơn trình độ?
Hiểu tâm lý khách hàng, dễ hay khó?