Dự án Vành đai 3 được “cắt giảm” một số thủ tục, bắt tay ngay vào việc giải phóng mặt bằng từ tháng 10/2022. Dự kiến quá trình này sẽ hoàn thành vào 30/3/2024.
Đường lối, chủ trương cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 3 TPHCM
Theo đó, chủ tịch UBND TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thực hiện, phối hợp chặt chẽ các công tác quan trọng như: chỉ định thầu với các gói tư vấn, di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, hỗ trợ người dân tái định cư trong 2 năm như đã chủ trường trước đó (theo nghị quyết của Chính phủ ngày 15/8).
Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuẩn bị này các khu vực đang triển khai cũng thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định bãi đổ chất thải rắn.
Thời gian thẩm định dự án Vành đai 3 TPHCM được Chính phủ cho phép rút ngắn; kết quả báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được phê duyệt. Công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật; điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đến dự án Vành đai 3 TP HCM; đưa ra dự toán và chọn lựa nhà thầu.
Bàn về tiến độ, tháng 9 sẽ là cột mốc đầu tiên cho việc bàn giao hồ sơ, cọc để giải phóng mặt bằng từ các địa phương; hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường và báo cáo nghiên cứu tính khả thi vào tháng 11.
Việc giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 10/2022, dự kiến hoàn thành vào 30/3/2024. Dự án Vành đai 3 TPHCM sẽ khởi công vào tháng 6/2023 và thời gian dự kiến cho quá trình hoàn thành là 3 năm.
Đặc biệt, khi nhà thầu khai thác các mỏ khoáng sản chưa được cấp phép; phải lập hồ sơ đăng ký khu vực (công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch khai thác); đánh giá mức tác động đến môi trường; nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí và lệ phí.
Bên cạnh đó, trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường, bàn giao cho địa phương quản lý phải được thực hiện sau khi nhà thầu đã khai thác đủ lượng khoáng sản cho dự án.
Đối với các mỏ khoáng sản là vật liệu xây dựng đã được cấp phép, còn thời hạn khai thác và đang hoạt động; nâng công suất khai thác không quá 50% công suất điền trong giấy phép khai thác, không cần phải lập dự án điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường.
Chiều ngày 15/7, chủ tịch UBND TPHCM ông Phan Văn Mãi nhận định rằng công tác giải phóng mặt bằng đối mặt với áp lực rất lớn vì ảnh hưởng đến hơn 3,800 hộ dân cho nhu cầu sử dụng 643ha đất. (Hội nghị triển khai đầu tư xây dựng dự án Vành đai 3).
Tuyến đường Vành đai 3 TPHCM được Quốc hội thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư vào ngày 16/6. Tuyến đường dài 76km, đi qua TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Bao gồm 8 dự án thành phần với hình thức đầu tư công nên tuyến đường này sẽ áp dụng thu phí tự động khi hoàn thành.
Về vốn đầu tư, giai đoạn từ 2021 – 2025 có nguồn ngân sách là 61,000 tỷ đồng; giai đoạn 2026 – 2030 là 14,300 tỷ đồng. Dự án Vành đai 3 TPHCM có mức tổng vốn đầu tư lên đến 75,300 tỷ đồng.
Dự án Vành đai 3 TPHCM đã có những dấu hiệu đầu tiên tích cực. Vì vậy, thị trường bất động sản thành phố nói chung và khu Đông nói riêng sắp tới sẽ vô cùng sôi động. Truyền “nguồn lửa” mới cho thị trường giữa bối cảnh biến động như hiện tại.
Bài viết liên quan
Hợp long hai nhịp chính cầu Nhơn Trạch Vành đai 3 TP.HCM
BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NHÀ MÔI GIỚI BĐS THÀNH CÔNG
Hoàn thành toàn bộ dự án vành đai 3 vào tháng 6-2026
Cầu Nhơn Trạch lớn nhất Vành đai 3 TP HCM vượt tiến độ bốn tháng
Nhiều dự báo giá chung cư tiếp tục tăng, người mua nhà đẩy nhanh tốc độ xuống tiền
Tranh thủ mua nhà đất vì sợ giá tăng